CÁC LOẠI CỔ PHIẾU
- Khi
một công ty được thành lập, những cổ đông đầu tiên là những nhà đồng sáng lập
và nhà đầu tư sớm. Lấy ví dụ, nếu một công ty khởi nghiệp có hai đồng sáng lập
và một nhà đầu tư, mỗi người có thể sở hữu một phần ba số cổ phiếu của công ty.
Mỗi khi công ty phát triển và cần thêm vốn để mở rộng, nó có thể sẽ phát hành
thêm cổ phiếu đến các nhà đầu tư khác, vì vậy những người thành lập ban đầu có
thể sẽ sở hữu số cổ phiếu ít hơn so với tỉ lệ phần trăm ban đầu. Trong giai
đoạn này, công ty và cổ phiếu sẽ được xem nhu kín. Thông thường cổ phiếu
kín khá khó khăn để trao đổi, và số cổ đông là tương đối nhỏ.
- Khi
công tu tiếp tục phát triển, tuy nhiên, thường sẽ có một thời điểm những nhà
đầu tư ban đầu muốn bán cổ phần của mình và chuyển đổi lợi nhuận đầu tư sớm của
mình thành tiền. Song song đó, công ty cũng có thể sẽ cần thêm nhiều khoản đầu
tư mà lượng nhỏ những nhà đầu tư kín có thể đưa ra. Ở thời điểm này, công ty sẽ
cân nhắc việc phát hành cổ phiếu ra công chúng( initial public offering) hay
IPO, biến công ty "kín" thành một công ty "mở".
- Ngoài
vấn đề phân biệt giữa công ty kín/mở, có hai loại cổ phiếu mà công ty có
thể phát hành: cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi.
1) Cổ phiếu thông thường
- Khi
nói đến cổ phiếu, người ta thường ám chỉ đến cổ phiếu thông thường. Thực tế,
phần lớn cổ phiếu đều được phát hành ở dạng này. Cổ phiếu thông thường biểu thị
quyền sở hữu trên lợi nhuận( cổ tức) và
được cho quyền biểu quyết. Nhà đầu tư thường có được một phiếu bầu cho
mỗi cổ phiếu mình sở hữu khi quyết định thành viên hội đồng quản trị để giám
sát các quyết định quan trọng trong việc quản lí công ty.
- Xét
dài hạn, cổ phiếu thông thường, bằng cách phát triển vốn, thường mang lại lợi
nhuận cao hơn so với trái phiếu. Cái lợi nhuận cao này, tuy vậy đi kèm với nguy
cơ lớn, bởi mức độ rủi ro của cổ phiếu là nguy cơ mất trắng khoản đầu tư nếu
công ty bị đình chỉ hoạt động. Nếu một công ty phá sản và phải thanh lý tài
sản, cổ đông bình thường sẽ chỉ được nhận tiền một khi chủ nợ, người giữ trái
phiếu và những cổ đông được ưu đãi.
2) Cổ
phiếu ưu đãi
- Cổ
phiếu ưu đãi vận hành gần giống với trái phiếu, và thường không di kèm với
quyền biểu quyết( tùy công ty, nhưng thông thường là không). Với cổ phiếu ưu
đãi, nhà đầu tư thường được đảm bảo sẽ có một lượng cổ tức cố định suốt đời.
Điều này khác với cổ phiếu thông thường với cổ tức tùy đổi được đưa ra bởi hội
đồng quản trị và không được đảm bảo.
- Một
ưu điểm nữa là vào tình thế thanh lí công ty, cổ đông ưu đãi sẽ được trả tiền
trước các cổ đông bình thường. Những cổ phiếu ưu đãi này cũng có thể "
được trả ngay", có nghĩa là công ty có quyền thu mua những cổ phiếu này từ
những cổ đông ưu đãi bất cứ lúc nào vì bất cứ lí do nào( thường thêm một khoản
tiền thưởng). Một cách nghĩ đơn giản nhất về những cổ phiếu này là xem chúng
như lai giữa cổ phiếu và trái phiếu.
- Cổ
phiểu thông thường và ưu đãi là hai dạng chính của chứng khoán; tuy nhiên, các
công ty vẫn có thể tùy chỉnh các cấp cổ phiếu khác nhau để phù hợp với nhu cầu
của nhà đầu tư. Cái lí do phổ biến nhất để tạo các cấp cổ phiếu là để công ty
duy trì quyền biểu quyết tập trung vào
những nhóm nhất định. Do đó, các cấp khác nhau sẽ có quyền biểu quyết
khác nhau.
- Ví dụ, một cấp cổ phiếu được sở hữu bởi một nhóm được chọn có thể có
mười phiếu biểu quyết trên mỗi cổ phiếu, trong khi một cấp khác được phát hành
cho đa số nhà đầu tư sẽ chỉ có một phiếu bầu trên mỗi cổ phiếu. Khi có hơn một
cấp cổ phiếu, các cấp này thường được chỉ định như cấp A và B, vân vân. Lấy ví
ụ công ty Berkshire Hathaway của tỉ phú Warren Buffett có hai cấp cổ phiếu,
được biểu thị bằng cách thêm chữ vào sau
tên kí hiệu như sau : " BRKa, BRKb" hoặc " BRK.A; BRK.B"