LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG VỐN HIỂU BIẾT CỦA BẢN THÂN (P.1)


kiến thức

LÀM SAO ĐỂ MỞ RỘNG VỐN HIỂU BIẾT CÁ NHÂN 

 - Việc hoc thêm những kiến thức mới dù cho ở bất cứ độ tuổi nào cũng sẽ giúp bạn gặt hái được thêm rất nhiều lợi ích. Những lợi ích này bao gồm việc nâng cao sự tự tin, giúp chúng ta cảm thấy thành công hơn, cũng như góp phần nâng cao sự thành thạo và duy trì sự năng động của não bộ. 

- Chúng ta sẽ luôn phải vật lộn với việc tìm kiếm cho bản thân 1 động lực thúc đẩy, duy trì việc học bất kể chủ đề học là gì. Nhưng chúng ta luôn có thể áp dụng nhiều biện pháp giúp đỡ bản thân trên con đường theo đuổi kiến thức. Vậy những biện pháp là gì, và chúng ta có thể áp dụng chúng ra sao để có thể học tập hiệu quả và góp phần mở rộng thêm vốn hiểu biết bản thân.  

1) Động lực, điểm cân bằng và khoảng trống kiến thức

- Để học tập mộ cách hiệu quả,  chúng ta cần đặt bản thân ở điểm cân bằng. Đây là một điểm mà chúng ta không để bản thân quá thoải mái nhưng cũng không cố gắng quá mức khiến ta đánh mất động lực.  

- Động lực là nhân tố tối quan trọng trong việc giúp ta đi đúng đường học điều gì mới, và điểm cân bằng là chìa khoá giúp chứng ta duy trì động lực này. Ở quá lâu ở một vấn đề ta đã biết có thể dẫn đến sự nhàm chán, nhưng nếu ta dấn quá sâu vào nơi ta chưa biết sẽ khiến cho cái động lực cần thiết bị mai một rất nhanh chóng. Việc bạn có thể giữ cân bằng và thực hiện từng bước nhỏ nhưng thử thách là rất quan trọng để tiếp tục việc học. 

- Khi thực hiện việc cân bằng này, bạn sẽ thấy rằng việc hiểu về khoảng trống kiến thức là một việc cần thiết khi ta duy trì động lực bản thân. Khi bắt đầu, ta nên đi từ những chủ đề ta đã có hiểu biết cơ bản nhưng vẫn còn tồn tại các vấn đề nâng cao cần hoàn chỉnh. Bằng cách đó ta có thể liên kết những kiến thức này với cái ta đã học từ trước. 

- Hãy luôn nhớ rằng, sự tò mò là một trong những động lực mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, một vấn đề quá khó khăn sẽ giết chết sự tò mò rất nhanh. Giữ một nhịp độ đều đặn và nhớ rằng Mưa dầm thấm lâu sẽ giúp giữ sự nản chí ở mức tối thiểu.  

2) Không phải ai cũng học cùng một cách.  

- Một điểm quan trọng cần nhớ chúng ta mỗi người mỗi khác khi học những kĩ năng và thông tin mới. Trí thông minh thường được xem như khả năng tư duy trí tuệ của chúng ta và được ước đoán bằng những bài thử IQ. Nhưng thực tế, các nghiên cứu đã cho thấy có một phạm vi rất lớn về trí tuệ, khác nhau giữa người với người mà không thể nào giới hạn được bằng những bài kiểm tra thông thường. Điều này có nghĩa là, con người có khả năng trội lên với những vấn đề tư duy khác nhau, do đó có thể học hiệu quả với những cách hoàn toàn khác nhau. 

- Hiểu được kĩ thuật học hợp với bản thân và sử dụng chúng sẽ giúp bạn trở nên hiểu biết hơn với chủ đề bạn đang học. Một khi đã xác định được kĩ thuật ấy, hãy biến chúng thành phương thức học chính. Tuy vậy, hãy nhớ sử dụng thêm những phương thức khác để có thể đạt được kết quả tối ưu nhất.

- Với những điểm vừa nêu trên, sau đây sẽ là một vài cách hiệu quả nhất cho việc lưu giữ lại các thông tin và kĩ năng bạn đã học.  

Nguồn: http://www.lifehack.org/397726/how-to-be-more-knowledgeable?ref=sidebar
Nguyễn Hoàng Anh

Popular posts from this blog

CHAP 1

BACKSTAGE VIEW TRONG EXCEL

ME, HER, AND THE BALLISTIC WEAPONRY [ANTIQUE] CHAP 7